Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp ích cho những người bị suy giãn tĩnh mạch. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như lối sống giúp giảm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh…
Giãn tĩnh mạch là các tĩnh mạch bị sưng và to ra, thường xảy ra ở chân và bàn chân. Chúng có thể có màu xanh lam hoặc tím đậm, sần sùi, phồng lên hoặc xoắn lại...
Các triệu chứng khác bao gồm:
Các triệu chứng thường tồi tệ hơn nếu bạn đứng trong thời gian dài.
Nếu bạn bị giãn tĩnh mạch và chúng không gây khó chịu, có thể chưa cần đi khám, nhưng hãy trao đổi với bác sĩ hoặc đi khám nếu:
Giãn tĩnh mạch có thể gây ra các biến chứng vì chúng ngăn máu chảy đúng cách. Hầu hết những người mới bị giãn tĩnh mạch sẽ không phát triển các biến chứng, nhưng các biến chứng thường phát triển sau vài năm khi chứng giãn tĩnh mạch xuất hiện lần đầu tiên.
Các biến chứng của suy giãn tĩnh mạch thường gặp là:
- Chảy máu: Giãn tĩnh mạch gần bề mặt da đôi khi có thể chảy máu, nếu bị va đập vào chân (chảy máu có thể khó cầm). Người bệnh nên nằm xuống, nâng cao chân và ấn trực tiếp lên vết thương. Đi khám ngay lập tức nếu không cầm máu.
- Cục máu đông: Nếu cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch nằm ngay dưới bề mặt da (tĩnh mạch bề mặt), nó có thể dẫn đến các tình trạng như:
+ Viêm tắc tĩnh mạch: Sưng (viêm) tĩnh mạch ở chân.
+ Huyết khối tĩnh mạch sâu: Có thể gây đau, sưng ở chân và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thuyên tắc phổi…
Giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng cần điều trị. Nếu chứng giãn tĩnh mạch không gây khó chịu, có thể không cần điều trị.
Điều trị giãn tĩnh mạch thường chỉ cần thiết để:
- Giảm bớt các triệu chứng: Nếu chứng giãn tĩnh mạch gây đau, khó chịu
- Điều trị các biến chứng: Chẳng hạn như loét ở chân, sưng tấy hoặc đổi màu da
- Lý do thẩm mỹ: Một số người cũng được điều trị vì lý do thẩm mỹ…
Nếu điều trị là cần thiết, trước tiên bác sĩ có thể khuyên bạn nên tự chăm sóc tại nhà bằng cách sử dụng tất nén, tập thể dục thường xuyên, tránh đứng lên trong thời gian dài, nâng cao khu vực bị ảnh hưởng khi nghỉ ngơi…
Một số biện pháp dưới đây có thể giúp kiểm soát tình trạng và giảm bớt các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch:
Chế độ ăn giàu flavonoid cũng có thể giúp giảm chứng giãn tĩnh mạch ở một số người. Điều này là do flavonoid làm tăng lưu lượng máu, ngăn máu đọng lại trong tĩnh mạch.
Flavonoid cũng có thể làm giãn các mạch máu và giảm huyết áp trong động mạch, có thể làm giảm chứng giãn tĩnh mạch.
Flavonoid có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm sau: Trái cây họ cam quýt, nho, anh đào, táo, quả việt quất, hành tây, ớt chuông, rau bina, ca cao, tỏi và bông cải xanh…
Một nguy cơ khác góp phần gây giãn tĩnh mạch là huyết áp cao, tập thể dục có thể làm giảm huyết áp.
Ngoài ra, các hoạt động ít tác động có thể hỗ trợ kích hoạt cơ bắp chân mà không gây quá nhiều căng thẳng cho chúng như: Bơi lội, đi bộ, đạp xe và yoga…
Nếu mặc quần áo chật sẽ làm cho lưu lượng máu bị hạn chế. Do đó, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi.
- Thực phẩm giàu kali: Những thực phẩm giàu kali có thể hỗ trợ điều trị chứng giãn tĩnh mạch bằng cách giảm khả năng giữ nước trong cơ thể. Các thực phẩm giàu kali bao gồm: Đậu lăng, đậu trắng, nhân, hạt hồ trăn, rau lá xanh…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp giảm táo bón. Những người bị suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế tình trạng táo bón. Bởi khi táo bón, cơ bụng và cơ chân của người bệnh cần hoạt động nhiều và mạnh hơn, sẽ tác động lên tĩnh mạch vùng thấp và khiến chúng phải chịu áp lực nhiều hơn bình thường, làm tăng nguy cơ bị suy giãn.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, quả hạch và hạt, ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, lúa mì và hạt lanh...).
Những người bị suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng có thể cần được chăm sóc y tế. Người bệnh có thể chọn phương pháp điều trị tốt nhất và phù hợp nhất bằng cách thảo luận về các phương pháp thay thế của họ với bác sĩ.
DS. Đinh Văn Lượng