Tắc tia sữa và áp xe vú là hai hiện tượng rất dễ gặp phải ở phụ nữ sau sinh và phụ nữ trong thời gian cho con bú. Tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú, thậm chí là hình thành xơ tuyến vú, nhiễm trùng.
Thông thường, các nang sữa ở bầu ngực sẽ tạo ra sữa rồi đưa sữa theo các ống dẫn về xoang chứa sữa phía sau quầng vú. Khi bé mút hoặc có tác động giống như lực mút của trẻ thì sữa sẽ chảy ra ngoài. Nhưng có thể do sự chèn ép từ bên ngoài hay một lý do nào đó khiến ống dẫn sữa bị tắc bên trong, làm cho sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ. Đây được gọi là hiện tượng tắc tia sữa.
Tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong suốt thời gian cho con bú, đặc biệt là những ngày đầu sau sinh. Biểu hiện của tắc tia sữa bao gồm:
Nguyên nhân gây tắc tia sữa:
Khi bị tắc tia sữa, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông sữa ra bên ngoài. Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp hoặc đến bệnh viện để nhờ bác sĩ tư vấn.
Tắc tia sữa không những khiến mẹ đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến lượng sữa của con khiến con không được bú đủ no mà còn có thể dẫn đến những nguy hiểm khác như áp xe vú, trầm cảm sau sinh vì áp lực và mệt mỏi do tắc tia sữa, thậm chí là nhiễm trùng, nguy hiểm đến tính mạng.
Áp xe vú là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú. Các ổ viêm này do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là liên cầu khuẩn và tụ cầu. Áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú. Vi khuẩn từ đầu vú, lợi dụng các vết thương, theo ống dẫn sữa đi vào bên trong gây viêm nhiễm tuyến vú. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú.
Khi bị áp xe, sờ vào ngực sẽ thấy cục cứng, bên trong có nang chứa đầy mủ, xung quanh nang là các mô viêm. Đồng thời vùng da bên ngoài tại vị trí đó sẽ mẩn đỏ và sưng tấy, có cảm giác nóng rát. Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức sâu bên trong ngực, đau hơn khi sờ vào hoặc cử động cánh tay. Bên vú bị áp xe sẽ sưng to ra, cứng chắc, hạch nách cũng phát triển. Vú không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít. Khi siêu âm sẽ thấy một vùng mủ hình thành ở vị trí cục cứng. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái.
Thông thường, người bị tắc tia sữa dễ chuyển biến thành áp xe vú. Do sữa ứ đọng trong bầu ngực lâu ngày, không thoát được ra ngoài. Trong trường hợp này, mẹ cần phải dùng kháng sinh và kháng viêm để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Nếu không khỏi thì phải kết hợp chọc chích để tháo mủ áp xe. Ổ áp xe sẽ to dần lên, đến một mức độ nào đó sẽ tự vỡ hoặc có thể chọc cho vỡ để lấy mủ ra ngoài. Trong thời gian đó, người mẹ sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn, căng tức ngực như muốn nổ tung, có thể kèm theo sốt cao, sốt lạnh toàn thân, khát nước, môi khô, lưỡi bẩn, cơ thể xanh xao, yếu ớt.... Thời gian điều trị áp xe vú không nên cho con bú vì sữa có thể bị lẫn mủ, ngoài ra mẹ sốt cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé bú mẹ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi phân lỏng hoặc phân có màu lạ... Chỉ nên cho con bú ở bên vú bình thường, còn bên vú bị áp xe thì hút sữa bỏ đi.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến áp xe vú là do mẹ không vệ sinh đầu vú sạch sẽ, không cho trẻ bú hết sữa trong bầu ngực dẫn đến ứ đọng sữa... Nhiễm trùng vi khuẩn cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến áp xe vú.
Tắc tia sữa khiến sữa ứ đọng bên trong bầu ngực, lâu ngày dẫn đến áp xe. Trung bình thời gian từ tắc tia sữa qua viêm tắc tuyến sưa và chuyển thành áp xe là 4 tuần
Do đó, khi thấy hiện tượng tắc tia sữa, mẹ nên thông sữa càng sớm càng tốt. Sữa được thông ra ngoài sẽ giảm tình trạng tắc và hạn chế khả năng phát triển thành ổ áp xe.
Hiện nay, tại VCare cung cấp dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ phương pháp thông tắc tia sữa sau sinh mà không cần dùng đến thuốc. Trường hợp cấp thiết, thai phụ nên đến thăm khám và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.
Liên hệ hotline: 03-6573-0574 để đặt lịch lưu trú tại các khu vực gần bệnh viện và hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc chu đáo từ VCare.