Vậy nhồi máu cơ tim là gì? Đâu là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim? Mời bạn cùng VCare tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về các dấu hiệu nhồi máu cơ tim nhằm phát hiện sớm và có hành động kịp thời.
Tương tự bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể, tim cũng cần được cung cấp oxy liên tục để duy trì hoạt động cũng như sự sống . Nguồn cung cấp này sẽ đến từ 1 hệ thống động mạch riêng, gọi là hệ động mạch vành với 3 nhánh động mạch chính, cấp máu cho toàn bộ quả tim. Nếu một mạch nào đó dù chỉ là các nhánh nhỏ hoặc một nhánh lớn mà bị tắc thì dòng máu nuôi tim sẽ bị gián đoạn hoặc tắc nghẽn. Điều này khiến cho vùng cơ tim tương ứng không được cung cấp máu, dẫn đến thiếu máu cơ tim. Nếu để lâu, không được can thiệp, vùng cơ tim thiếu máu sẽ bị hoại tử, lúc này người ta gọi là nhồi máu cơ tim.
Bệnh động mạch vành là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp nhồi máu cơ tim. Khi bị bệnh động mạch vành, một hoặc nhiều nhánh động mạch vành cung cấp máu cho tim sẽ bị tắc nghẽn. Nguyên nhân gây ra sự tắc nghẽn này thường là do sự tích tụ của các mảng xơ vữa khiến lòng động mạch dần bị thu hẹp và làm giảm lưu lượng máu đến tim. Nếu tim không được cung cấp đủ máu trong thời gian dài thì có thể gây nhồi máu cơ tim. Ngoài, khi các mảng xơ vữa này bị vỡ cũng có thể gây hình thành cục máu đông, làm chặn hoàn toàn dòng máu chảy đến tim và gây hoại tử cơ tim.
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức. Bởi nếu không được cấp cứu kịp thời, tình trạng này có thể nhanh chóng kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:
Nếu không được chữa trị kịp thời, các vấn đề trên hoàn toàn có khả năng cao dẫn đến tử vong. Mặt khác, kể cả khi điều trị thành công, mức độ thương tổn của tim vẫn có thể để lại di chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và khả năng hoạt động của cơ quan này. Do đó, quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ các dấu hiệu nhồi máu cơ tim, khi phát hiện các dấu hiệu này thì cần đi khám ngay để được chẩn đoán để có cách can thiệp phù hợp và kịp thời.
Bệnh nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột, dữ dội. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh bắt đầu từ từ với cảm giác đau nhẹ ở ngực cùng một số triệu chứng khó chịu khác. Vì vậy, hãy chú ý đến biểu hiện khác thường của cơ thể và đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn cảm thấy:
Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số dấu hiệu như:
Đau ngực là triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, thực tế, đau ngực là triệu chứng có thể do nhiều nguyên nhân. Do đó, nhiều người băn khoăn làm sao để phân biệt cơn đau ngực do nhồi máu cơ tim và cơn đau ngực do các bệnh lý khác. Nếu bạn hoặc người thân bị đau nặng ngực kiểu đè ép và thuộc nhóm có nhiều yếu tố nguy cơ bị nhồi máu cơ tim như đang mắc các bệnh lý tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường, lớn tuổi, gia đình có người bị nhồi máu cơ tim… thì nên nghĩ ngay đến bệnh lý này.
Một băn khoăn khác cũng thường gặp là khi nghi ngờ bản thân hoặc người thân bị nhồi máu cơ tim thì nên xử lý như thế nào? Theo chia sẻ của bác sĩ, khi nghi ngờ bản thân hoặc người thân bị nhồi máu cơ tim, bạn cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt chứ không nên chần chừ, chờ đợi, ở nhà tự mua thuốc uống hay tự chữa. Bởi nếu chần chừ có thể khiến bạn và người thân bỏ lỡ “thời gian vàng” để điều trị. Ngoài ra, đến bệnh viện càng sớm, bạn và người thân cũng sẽ được điều trị sớm, điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa mức độ tổn thương cơ tim.
Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Nếu bạn gặp phải tình trạng đau ngực và có nhiều yếu tố nguy cơ dưới đây, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức:
Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim có thể tăng dần theo tuổi tác. Trong khi đó, giới tính lại có ảnh hưởng đến thời điểm nguy cơ nhồi máu cơ tim bắt đầu tăng lên. Cụ thể:
Yếu tố di truyền có thể liên quan đến bệnh nhồi máu cơ tim. Các chuyên gia cho rằng nguy cơ mắc bệnh của một người sẽ tăng lên nếu có người thân trong gia đình từng bị bệnh tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim, nhất là nếu người thân bị khi còn trẻ. Cụ thể, bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nếu:
Những thói quen dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim:
Một số vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim như:
Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân bị nhồi máu cơ tim, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đi đến bệnh viện. Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành:
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác như chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm tim…
Sau khi xác định tình trạng nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp để điều trị ngay lập tức nhằm phục hồi lưu lượng máu đến tim và ngăn ngừa các tổn thương tim có thể xảy ra [10]. Tùy vào tình trạng bệnh, thời gian đến bệnh viện và trang thiết bị của cơ sở y tế mà bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Một số loại thuốc có thể được dùng để điều trị nhồi máu cơ tim, bao gồm:
Ngoài thuốc, bác sĩ cũng có thể chỉ định các thủ thuật y tế khác để điều trị nhồi máu cơ tim như:
Sau điều trị, hầu hết người bị nhồi máu cơ tim đều có thể quay về cuộc sống thường ngày của mình. Tuy nhiên, theo thống kê, bệnh có thể tái phát trong vòng 5 năm đầu tiên ở 20% người bệnh từ 45 tuổi trở lên. Do đó, ngăn chặn một cơn nhồi máu cơ tim khác xảy ra là ưu tiên hàng đầu của người bệnh. Để làm được điều này, bạn sẽ cần tuân thủ một số quy tắc sau:
Nhồi máu cơ tim cấp là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Triệu chứng quan trọng nhất cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim là đau ngực, tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường khác dù là nhỏ nhất. Khi có biểu hiện nhồi máu cơ tim hoặc nghi ngờ mắc phải bệnh lý này, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa tỷ lệ tử vong và những biến chứng do nhồi máu cơ tim gây ra.