Đột quỵ là một trong những vấn đề nổi trội nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới. Hàng năm, có hơn 14 triệu người bị đột quỵ trên thế giới, tùy theo từng quốc gia có nền y học phát triển như thế nào, tỷ lệ tử vong có thể dao động từ 30% - 50%. Trong điều kiện y tế tốt nhất, tỷ lệ tử vong do đột quỵ vẫn chiếm khoảng 20% là con số vô cùng nguy hiểm. Tại Việt Nam, có hơn 200.000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm là con số có xu hướng gia tăng và đặc biệt trẻ hóa.
Cấp cứu đột quỵ hiện đang là một trong những vấn đề nổi trội nhất trong y khoa không chỉ ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới. Trước đây, mọi người rất sợ bệnh ung thư nhưng mối quan tâm hiện nay về tình trạng nguy cấp cho sức khỏe chính là bệnh đột quỵ và bệnh tim mạch. Thế giới đang phải chứng kiến sự gia tăng kinh khủng của bệnh đột quỵ và mỗi năm có hơn 14 triệu người bị đột quỵ trên thế giới. Trong số đó, tùy theo từng quốc gia có nền y học phát triển như thế nào, tỷ lệ tử vong có thể dao động từ 30% - 50%. Trong điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất vẫn phải chấp nhận tỷ lệ tử vong do đột quỵ khoảng 20% trong số lượng người mắc, đây là con số vô cùng nguy hiểm và đáng sợ nhất chính là đột quỵ gần như không báo trước như tài xế đang lái xe thì gục ngã trên vô lăng dù trước đó vẫn bình thường và cũng không ít các y, bác sĩ ngành y cũng bị đột quỵ trong lúc đang làm việc. Tại Việt Nam, có hơn 200.000 bệnh nhân đột quỵ mỗi năm là con số có xu hướng gia tăng và đặc biệt trẻ hóa.
Tại miền Tây, sau 5 năm Bệnh viện S.I.S Cần Thơ đi vào hoạt động, trung bình mỗi năm có hơn 20.000 ca đột quỵ là con số trực tiếp thống kê tại Cần Thơ - đại diện cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi ngày, S.I.S cấp cứu trung bình khoảng 60 ca đột quỵ từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và số lượng bệnh nhân trẻ hóa dưới 50 tuổi ngày càng gia tăng đáng báo động. Một trong những vấn đề phải quan tâm nhiều hơn là thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ luôn bị trễ nải, phần lớn những ca cấp cứu chưa đến 30 người hiểu biết về thời gian vàng để đưa bệnh nhân đến cấp cứu, điều trị kịp thời giúp phục hồi và thậm chí cứu được những trường hợp khẩn cấp nhưng vì đến trễ nên dẫn đến tử vong, đó là câu chuyện trường diễn trong vấn đề đột quỵ. Bên cạnh đó, sự khó khăn trong vấn đề cấp cứu thành công một ca đột quỵ chính là phải có máy móc, trang thiết bị đầy đủ, có mặt đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa và còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bức tranh chung của đột quỵ.
Con người vừa là nạn nhân cũng vừa là thủ phạm gây ra đột quỵ. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ có thể phân thành hai nhóm: thứ nhất là nhóm nguyên nhân có thể điều chỉnh và thứ hai là nhóm nguyên nhân không thể điều chỉnh hay còn gọi là những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân tiềm ẩn không thay đổi được như tuổi tác, yếu tố về di truyền, dị tật bẩm sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ trẻ. Ngoài ra, nguyên nhân về giới tính cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, ví dụ phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh đột quỵ hơn nam giới, ngược lại ở độ tuổi trẻ phần lớn là nam giới. Đột quỵ trẻ phần lớn xảy ra với nam giới là do những yếu tố khách quan ảnh hưởng một phần và yếu tố chủ quan là thuốc lá, rượu, bia.
Những yếu tố chủ quan gây ra nguy cơ đột quỵ hàng đầu là thuốc lá và rượu, bia. Chính con người là thủ phạm đưa thuốc lá và rượu, bia vào cơ thể. Do đó rượu, bia và thuốc lá là hai thủ phạm chính yếu trực tiếp gây đột quỵ. Nếu một người hút thuốc lá từ năm 18 tuổi đến năm khoảng 40 tuổi sẽ đối mặt với nguy cơ dẫn đến đột quỵ rất cao, thậm chí nguy cơ đó có thể tăng lên gấp 10 lần so với những trường hợp không hút thuốc lá. Bên cạnh những yếu tố nguy cơ chủ quan đó, vấn đề thừa cân, béo phì, ít vận động, mỡ máu cao và dẫn đến những bệnh lý nền như tiểu đường, hoặc huyết áp cao cũng chính là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến gia tăng tỷ lệ đột quỵ trong cộng đồng. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác như môi trường, thức ăn, stress, áp lực, vận động trí não hoặc vận động thể lực quá mức cũng có thể gây nên đột quỵ.
Đột quỵ do tim hay não đều có thể dẫn đến tử vong và rất khó chẩn đoán chính xác nguyên nhân nếu bệnh nhân chưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn có những cách lý giải, tiên lượng và dự đoán được đột quỵ do tim hay do não. Một số triệu chứng liên quan cũng như diễn biến của đột quỵ do tim mạch hoặc là do não như sau
Đối với tim mạch, phần lớn các trường hợp trước khi xảy ra đột quỵ nếu có thể đến bệnh viện bệnh nhân sẽ khai rằng bị lên những cơn đau ngực hoặc khó thở, cảm giác rất ép tim, không thể vận động và sau đó có thể ngã quỵ xuống nếu bệnh nhân có tắc cấp mạch vành, còn gọi là nhồi máu cơ tim cấp và sau đó sẽ dẫn đến có thể ngưng tim. Đó là đột quỵ do tim diễn biến rất đột ngột. Nếu bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo thì cơn đau ngực sẽ làm cho bệnh nhân không gắng sức, không vận động được và đến bệnh viện trong tình trạng vã mồ hôi, tay chân lạnh, tím tái, không bị yếu liệt, vẫn nói được, không bị méo miệng, không nói đớt và tay chân vẫn cử động dù bị giới hạn.
Với đột quỵ khởi phát do não, trước khi bệnh nhân hôn mê xảy ra 3 triệu chứng là mặt méo, yếu liệt tay chân và nói đớt gần như chính xác là đột quỵ do não. Hoặc bệnh nhân đột quỵ do não có thể khởi phát bằng cơn co giật động kinh, bệnh nhân đang khỏe mạnh đột ngột ngã quỵ lên cơn co giật toàn thân, trợn mắt, sùi nước bọt, tiêu tiểu không tự chủ thì khả năng rất cao là đột quỵ do não. Quan sát thêm về màu da, nếu khi xảy ra đột quỵ, bệnh nhân tím tái, gồng người và trong thời gian ngắn tay chân lạnh toát thì khả năng rất cao đó là đột quỵ do ngưng tim hoặc ngưng tuần hoàn đột ngột dẫn đến máu không cung cấp và đẩy ra ngoài cơ thể cơ thể, do đó tay chân bệnh nhân sẽ lạnh và tím tái sau đó dẫn đến tử vong. Nếu đột quỵ do não, khi bệnh nhân té ngã, co giật động kinh nhưng vẫn hồng hào và cơ thể vẫn ấm. Phần lớn những trường hợp đột quỵ do tim thường tử vong nhanh hơn đột quỵ do não, vì tim chi phối tất cả vòng tuần hoàn của cơ thể, là hệ thống huyết động để nuôi toàn cơ thể do đó khi tim ngừng hoạt động, tất cả mọi cơ quan sẽ ngưng trệ.
Về lý thuyết khoa học, não có thể sống được 4 phút sau khi bệnh nhân ngưng tim vì vậy khi bệnh nhân vừa ngưng tim cơ thể vẫn có thể cảm nhận được đau đớn, cảm giác xung quanh vì tế bào não vẫn còn hoạt động. Nếu không cứu kịp thời thì tất cả những cố gắng đều vô nghĩa và bệnh nhân sẽ tử vong sau 4 phút ngưng tim hoàn toàn. Mắc dù, có thể may mắn cứu được thì bệnh nhân cũng rơi vào hoàn cảnh đời sống thực vật do tế bào não không chịu nổi với tình trạng thiếu oxy hoàn toàn trong 4 phút và dù tim đập lại nhưng bệnh nhân vẫn rơi vào đời sống thực vật không nhận biết được xung quanh.
Với trường hợp bệnh nhân có triệu chứng điển hình của cơn thiếu máu não thoáng qua như mắt tự nhiên tối sầm lại sau đó sáng lại bình thường hoặc khi đang dùng tay để cầm nắm một vật tự nhiên bị rơi đồ là dấu hiệu rất thường gặp và bệnh nhân đột quỵ thỉnh thoảng cũng có nhiều trường hợp có triệu chứng như vậy. Hoặc một số trường hợp có triệu chứng ngã quỵ, mất ý thức thoáng qua, sau đó phục hồi hoạt động bình thường cũng là những dấu hiệu cơn thiếu máu não thoáng qua điển hình. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng với những triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua đó, nguy cơ xảy ra đột quỵ trên một người có triệu chứng cơn thiếu máu não thoáng qua điển hình là 80%. Đây là thời điểm rất quan trọng để một người thiếu máu não thoáng qua chẩn đoán và điều trị để dự phòng đột quỵ xảy ra.
Với tình trạng xuất huyết não trung bình trên thế giới khoảng 15 - 20%, nhưng thực tế tại Việt Nam thì tỉ lệ xuất huyết não cao hơn trên thế giới khoảng 22 - 25%, cao hơn so với trên thế giới. Do bệnh lý tăng huyết áp trong cộng đồng chưa được kiểm soát tốt là yếu tố liên quan trực tiếp đến vấn đề xuất huyết não, nếu càng có nhiều người tăng huyết áp không điều trị sớm thì tỉ lệ xuất huyết não sẽ gia tăng theo tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp trong cộng đồng không kiểm soát. Tiếp theo, nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết não ở người trẻ liên quan đến những dị tật, dị dạng bẩm sinh hay gọi là túi phình mạch máu não (dị tật dị dạng mạch máu não) hoặc những bệnh lý thông động tĩnh mạch, những bệnh lý dò động tĩnh mạch màng cứng. Những bệnh lý mạch máu não chính là nguyên nhân tiềm ẩn phần lớn của trường hợp đột quỵ trẻ dưới 40 tuổi, chẩn đoán 80% là xuất huyết não rất chính xác, đặc biệt sau đại dịch Covid-19 thì đột quỵ liên quan rất nhiều đến vấn đề huyết khối cũng như là quá trình tăng cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn hệ thống mạch máu não. Tóm lại, nguyên nhân xuất huyết não chiếm phần lớn liên quan đến những dị tật, dị dạng hoặc những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, một trong số đó là bệnh tăng huyết áp. Về lâm sàng, xuất huyết não diễn tiến nhanh hơn, rầm rộ hơn và nguy cơ tử vong cao hơn so với nhồi máu não cần phải lưu ý. Không thể dùng triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán, đặc biệt hơn là không thể dùng để điều trị mà bắt buộc phải sử dụng những phương tiện chẩn đoán hình ảnh như CT, MRI để chẩn đoán và phân loại chính xác được nhồi máu não hay xuất huyết não.
Khi đột quỵ xảy ra, đa số người trẻ và những người thân của họ không bao giờ nghĩ đến trường hợp xảy ra đột quỵ. Đó là cú sốc rất lớn và các bác sĩ đã chứng kiến rất nhiều những cảnh sinh ly tử biệt, có những người đang làm văn phòng, kể cả các y bác sĩ, dược sĩ cũng từng đến bệnh viện ở độ tuổi 40 và thậm chí có trường hợp đột quỵ ở tuổi 30. Câu chuyện xảy ra phần lớn các trường hợp chủ quan không ai nghĩ rằng người trẻ cũng bị đột quỵ. Đây là lực lượng lao động trẻ và là trụ cột gia đình, phần lớn sau khi trải qua đột quỵ thì cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn. Trước đây, bản thân bệnh nhân có thể tự mình làm việc, sinh hoạt nhưng bây giờ phải ngồi trên xe lăn, lẩn quẩn ở nhà, rơi vào trầm cảm, mất ngủ. Nói chung, có rất nhiều hệ lụy, thậm chí gia đình tan nát. Tóm lại, sau đột quỵ có rất nhiều những cảnh đời tiếc nuối. Và đó cũng chính là động lực thực hiện những chương trình truyền thông để càng nhiều người chia sẻ càng nhiều người cảm nhận và hiểu biết về đột quỵ để không còn những cảnh đời bất hạnh xảy ra với gia đình mọi người.
Đừng bao giờ chủ quan về vấn đề đột quỵ vì đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai. Hãy dành thời gian để xem những chương trình chuyên đề truyền thông y học chính thống từ các bác sĩ để có thêm kiến thức trong việc phòng bệnh cho bản thân, cho chính người thân của mình. Đối với đột quỵ sẽ không có cơ hội để làm lại lần thứ hai và đặc biệt đôi khi những lời “ước gì” đôi khi cũng trở nên muộn màng.
Đột quỵ thực sự rất đáng sợ và đây là một gánh nặng lớn trên Thế giới chứ không riêng ở Việt Nam. Do đó, vai trò của chẩn đoán và điều trị sớm cũng như phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Không ai mong muốn mình trở thành người mắc đột quỵ cả, vì thế ngay từ bây giờ, đặc biệt là những người trẻ nên có ý thức về vấn đề này sớm, không để xảy ra đột quỵ rồi mới chữa thì không may cơ hội không đến được với chúng ta.
Với những công nghệ hiện nay, việc chẩn đoán đột quỵ sớm khá là đơn giản, kể cả nguyên nhân dị tật, dị dạng mạch máu não cũng như xuất huyết não, nhồi máu não thì máy móc đầy đủ hoàn toàn có thể chẩn đoán được trong vòng 15 phút. Triệu chứng lâm sàng của đột quỵ sẽ có 3 dấu hiệu: mặt méo, yếu liệt tay chân và khó nói. Nhưng phần lớn các trường hợp đột quỵ trong cộng đồng thường bị hiểu lầm là do trúng gió, sơ cứu bằng cách như cạo gió, cắt lể châm kim, giật tóc mai làm cho bệnh nhân chảy máu. Đây là một trong những cấp cứu sai lầm, gây hại trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Lý do vì khi chích lể, nếu như những dụng cụ đó có nhiễm trùng thì vô hình chung chúng ta có thể bị nhiễm viêm gan B, viêm gan C, thậm chí có thể là HIV. Nếu người bệnh đang trong tình trạng hôn mê, xảy ra đột quỵ thì chúng ta không nên cho uống thuốc, vì không may khi đó thuốc sặc vào phổi làm bệnh nhân tử vong ngay lập tức.
Vì thế nếu phát hiện ra 3 dấu hiệu lâm sàng như đã nêu trên, thấy người đột quỵ vẫn còn tỉnh táo, chúng ta hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị đột quỵ gần nhất chứ không phải là bệnh viện gần nhất mà không chữa được. Đột quỵ chỉ đưa vào bệnh viện gần nhất khi xảy ra tình trạng bệnh nhân có rối loạn rối loạn tri giác, hôn mê hoặc là mất ý thức.
Nếu chúng ta không có kinh nghiệm hãy đưa bệnh nhân vào cơ sở y tế gần nhất để các y, bác sĩ sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện đột quỵ chuyên sâu. Đến bệnh viện người bệnh tối thiểu phải được CT, vì vậy, nếu bệnh viện không có máy CT scan thì chúng ta sẽ không làm gì được cho bệnh nhân đột quỵ. Bởi lẽ nếu không thể phân biệt được nhồi máu hay xuất huyết não thì tất cả các loại thuốc điều trị cho bệnh nhân sẽ không trúng mục tiêu. Ví dụ như trường hợp bệnh nhân đột quỵ đến trong giờ vàng nếu trước đó 4 tiếng rưỡi thuốc tiêm chúng ta có sẵn nhưng vì lý do máy scan hư thì bác sĩ cũng không thể nào trực tiếp tiêm cho bệnh nhân. Chúng ta sẽ giết chết bệnh nhân nếu như tiêm một loại thuốc tan máu đông cho người bị xuống não. Do đó, tối thiểu phải có máy CT scan thì mới có thể khởi động chương trình điều trị đột quỵ cho bệnh nhân, và cao cấp hơn nữa chúng ta sẽ có máy MRI và đặc biệt nếu có máy MRI 3 Tesla như tại Bệnh viện SIS cần Thơ và rất nhiều bệnh viện khác thì loại máy này hoàn toàn có thể chẩn đoán và quan sát được tất cả mạch máu trên não mà không cần tiêm thuốc cản quang. Đây là một cuộc cách mạng y học từ năm 2020, đến nay thì bây giờ chỉ cần 15 phút bệnh nhân sẽ được chẩn đoán ngay như nhồi máu não, xuất huyết não, túi phình, dị tật, dị dạng nằm ở đâu và chúng ta có phương pháp điều trị như tiêm thuốc tan máu đông, lấy huyết khối, đặt lò xo cầm máu. Công nghệ ngày nay có đủ mọi phương pháp từ nhẹ đến nặng, từ thông thường đến chuyên sâu để chẩn đoán chính xác đột quỵ. Quan trọng là bệnh nhân được đưa đến nơi và đúng lúc để chữa trị kịp thời.
Vấn đề điều trị dự phòng đột quỵ, bước đầu tiên là chúng ta phải bắt đầu ngay từ lúc trẻ. Đây là giai đoạn quan trọng nhất và lúc bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình. Thường lúc này mọi người rất chủ quan cho đến độ tuổi 50-60 thì đã quá muộn. Ví dụ như chúng ta hút thuốc, uống rượu liên tục 25-30 năm thì dự phòng đột quỵ lúc này đã trễ và sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ. Trường hợp đột quỵ trẻ trong khai thác tiền sử, đa số đã hút thuốc từ năm 18 tuổi và xem điều đó là điều hiển nhiên. Tuy đây là độ tuổi có quyền hút thuốc, uống rượu nhưng đây vẫn là một vấn đề rất nguy hiểm. Hạn chế được tối đa lượng rượu, bia mà chúng ta hấp thụ vào là tốt nhất. Hiện nay số lượng người uống rượu, bia càng tăng và tổn thương ngày càng nặng bao gồm chung vấn đề tổn thương đến sức khỏe cộng đồng nói chung, không chỉ riêng tổn thương cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến gia đình, người thân và xã hội.
Mặt khác, phát hiện sớm những triệu chứng của đột quỵ để đi tầm soát sớm và điều trị những yếu tố dự phòng từ xa. Ví dụ như bệnh nhân có những cơ đau thoáng qua, chóng mặt hoặc nhức đầu kéo dài, hoặc những cơn yếu liệt tay chân, động kinh trong ở người trẻ dưới 20 tuổi, hay những trường hợp có lúc mất ý thức, tiểu không tự chủ, các cơn méo miệng thoáng qua nói chung, rất nhiều triệu chứng không lý giải được, hiện nay chúng ta có thể tầm soát xem nguy cơ đột quỵ của mình có xảy ra hay không. Tùy theo từng nhóm nguy cơ sau khi tầm soát, nếu có túi phình, dị tật, dị dạng mạch máu não, mỡ máu cao, có đường huyết cao, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch điều trị.
Nếu chúng ta không có bệnh, hay xuất hiện 1-2 triệu chứng rồi trở lại bình thường và có sự chủ quan, thì sự quan trọng của việc tầm soát và điều trị dự phòng từ xa sẽ tốt hơn là không kiểm tra và vô tư hấp thụ rượu, bia, thuốc lá mỗi ngày thì đột quỵ sẽ rất dễ xảy ra.